Diễn đàn sư phạm Yên Bái
Khách viếng thăm sẽ rất thiệt thòi đấy!!! Đăng nhập để chia sẻ... Ghi danh để yêu thương... ^^
Diễn đàn sư phạm Yên Bái
Khách viếng thăm sẽ rất thiệt thòi đấy!!! Đăng nhập để chia sẻ... Ghi danh để yêu thương... ^^
Change background image
Diễn đàn sư phạm Yên Bái

Kết nối cộng đồng sư phạm Online

wWw.GiaoVienYenBai.7Forum.Net - Kết Nối Cộng Đồng Sư Phạm Online

Go downMessage [Page 1 of 1]

© FMvi.vn

#1MỘT SỐ CÁCH GIỚI THIỆU BÀI TRONG DẠY TẬP ĐỌC LỚP 5 EmptyMỘT SỐ CÁCH GIỚI THIỆU BÀI TRONG DẠY TẬP ĐỌC LỚP 5 6/2/2012, 12:49
Đang xem:In total there is 0 user online :: 0 Registered, 0 Hidden and 0 Guests

rongbay
rongbay
rongbay

Tôi là thuyền trưởng của cuộc đời tôi

Chia sẻ bài viết: ----------------------------
Các bạn đồng nghiệp thân mến! Trong dạy học các môn học ở Tiểu học nói chung phân môn Tập đọc nói riêng, phần giới thiệu bài thường chiếm lượng thời gian rất ít trong tiết dạy nhưng lại rất quan trọng trong việc gây hứng thú ban đầu cho học sinh trong giờ học. Chính vì thế, khi dạy Tập đọc bên cạnh những gợi ý ở sách giáo viên, vớimỗi bài tập đọc tôi cố gắng tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm,… để hiểu kỹ nội dung bài, tìm cáchgiới thiệu phù hợp , hay nhất để thu hút sự chú ý của các em với bài học mới. Sau đây, Tôi xin chiasẻ một số cách giới thiệu bài khi dạy Tập đọc lớp 5 với các bạn đồng nghiệp mong nhận được sự góp ý, trao đổi của các bạn.
Theo tôi, khi dạy Tập đọc lớp 5,giáo viên có thể lựa chọn biện pháp và hình thức dẫn dắt học sinh vào bài mới tương tự như dạy tập đọc ở các lớp dưới. VD: gợi mở bằng câu hỏi hoặc tranh ảnh trong sách giáo khoa (tranh phóng to, nếu có), dùng vật thật, diễn giảng bằng lời,... Lời giới thiệu bài cần ngắn gọn, nhẹ nhàng, gây hứng thú cho học sinh ,tránh rườm rà, cầu kì, làm mất nhiều thời gian. Với bài tập đọc mở đầu chủ điểm mới, trướckhi vào bài, giáo viên giới thiệu cho học sinh biết vài nét chính vềnội dung chủ điểm sắp học. Có một số cách giới thiệu bàì như sau :
* Giới thiệu bài qua tranh minh hoạ, đồ dùng trực quan.
Đây là cách giới thiệu bài đơn giản, được áp dụng ở nhiều bài đọc nhất là các bài có tranh minhhoạ. Giới thiệu bài cách này thường cuốn hút được học sinh vì phù hợp với lứa tuổi các em
Ví dụ : Khi giới thiệu bài Đất Cà Mau ( TV 5, Tuần 9 ) giáo viên treo bản đồ tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh về cảnh thiên nhiên,con người trên đất mũi Cà mau cho học sinh quan sát; giáo viên kết hợp chỉ bản đồ, tranh ảnh và nói : Trên bản đồ Việt Nam hình chữ S , Cà Mau là mũi đất nhô ra ở phía tây nam tận cùng của Tổ quốc. Khí hậu ở đây khắc nghiệt nên cây cỏ, con người cũng có những đặc điểm khác biệt. Bài Đất Cà mau của nhà văn Mai Văn Tạo sẽ cho các em biết về điều đó.
Hoặc : Khi dạy bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng ( TV5 , Tuần 20) Giáo viên cho học sinh quan sát chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện và giới thiệu : Đây là chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện .( Sau đó chuyển tiếp ) Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta, ông được gọi là nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng , tại sao ông lại được gọi như vậy ? Bài học hôm nay giúp các em hiểu rõ điều đó.
* Giới thiệu bài bằng cách đưa ranhững câu hỏi nêu vấn đề nhằm kích thích học sinh tiến hành đọcđể tìm lời giải đáp.
Ví dụ : Dạy bài tập đọc Người công dân số Một ( TV 5, Tuần 19 )
Sau khi treo tranh vẽ minh hoạ ở sách giáo khoa, giáo viên hỏi : Bức tranh vẽ cảnh hai người thanh niên đang làm gì ? ( Học sinh quan sát trả lời : Tranh vẽ cảnh hai người thanh niên đang ngồi nói chuyện trong một căn nhà vào buổi tối.)
Giáo viên chuyển tiếp : Hai người thanh niên trong tranh minh hoạlà ai ?
Một trong số họ ai là người công dân số Một ?
Tại sao anh thanh niên lại được gọi như vậy ?
Các em cùng tìm hiểu bài tập đọc: Người công dân số Một để biết điều đó.
Hay : Giới thiệu bài : Bà cụ bán hàng nước chè ( Lớp 5, CTCCGD)
Chúng ta vừa học xong bài Bà tôicủa Gorki , bài văn tả người bà, cho thấy người bà có ảnh hưởnglớn lao như thế nào đối với Gorki.Hôm nay chúng ta cùng đọc một bài cũng tả một bà cụ già. Các emthử đọc xem cách tả ở bài này cógì khác và Nguyễn Tuân muốn nói với chúng ta điều gì ?
* Giới thiệu bài qua xuất xứ, tác giả, tác phẩm, nhân vật trong bài
Ví dụ : Bài Tập đọc Lớp học trên đường ( TV 5, Tuần 34)
GV treo tranh vẽ cho học sinh quan sát với yêu cầu : Quan sát tranh minh hoạ của bài tập đọc và mô tả những gì vẽ trong tranh.
Sau đó, giáo viên giới thiệu : Bài tập đọc Lớp học trên đường trích trong truyện Không gia đình của nhà văn Pháp Héc-to Ma-lô kể về một cụ già nhân từ và một cậu bé ham học. Đây là câu chuyện được nhiều người yêu thích, được dịch ra nhiều thứtiếng trên thế giới, các em cùng học bài để tìm hiểu xem tại sao câu chuyện lại có sức lôi cuốn người đọc như vậy.
Hoặc khi giới thiệu bài : Thư gửi các học sinh ( TV 5, Tuần 1)
GV : Năm 1945, sau khi nước ta giành độc lập, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và vua quan phong kiến, nhân ngày khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập Bác Hồ đã gửi một bức thư cho học sinh cả nước.Thư nói về trách nhiệm của học sinh Việt Nam đối với đất nước và thể hiệnniềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước.Nội dung bức thư thế nào, chúngta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc: Thư gửi các học sinh.
* Giới thiệu qua ý nghĩa, nội dung.
Khi dạy bài Nghĩa thầy trò ( TV5 ,Tuần 26) tôi hướng dẫn giới thiệu như sau: Hiếu học, tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta luôn vun đắp và giữ gìn. Chúng ta, ai cũng biết đến thầy giáo Chu Văn An , một người thầy mẫu mực. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ biết thêm được một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò ở thầy giáo Chu Văn An
-----------------------------------------------
Cảm ơn bạn đã đọc bài tại:wWw.GiaoVienYenBai.7Forum.Net
https://m.facebook.com/thienthanbebong199http://xemboi.uiwap.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà rongbay
Trả lời nhanh

Back to topMessage [Page 1 of 1]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    You cannot reply to topics in this forum

    • TOP RANK(Giao Vien Yen Bai) Thank to:© FMvi - Design by baivong