Diễn đàn sư phạm Yên Bái
Khách viếng thăm sẽ rất thiệt thòi đấy!!! Đăng nhập để chia sẻ... Ghi danh để yêu thương... ^^
Diễn đàn sư phạm Yên Bái
Khách viếng thăm sẽ rất thiệt thòi đấy!!! Đăng nhập để chia sẻ... Ghi danh để yêu thương... ^^
Change background image
Diễn đàn sư phạm Yên Bái

Kết nối cộng đồng sư phạm Online

wWw.GiaoVienYenBai.7Forum.Net - Kết Nối Cộng Đồng Sư Phạm Online

Go downMessage [Page 1 of 1]

© FMvi.vn

#1BÀI THƠ HẠT GẠO LÀNG TA & LỜI BÌNH CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN BÙI VỢI EmptyBÀI THƠ HẠT GẠO LÀNG TA & LỜI BÌNH CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN BÙI VỢI 28/3/2012, 08:11
Đang xem:In total there is 0 user online :: 0 Registered, 0 Hidden and 0 Guests

rongbay
rongbay
rongbay

Tôi là thuyền trưởng của cuộc đời tôi

Chia sẻ bài viết: ----------------------------
HẠT GẠO LÀNG TA
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay...
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mĩ
Trút lên mái nhà
Những năm khẩu súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông...
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gầu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất.
Hạt gạo làng ta.
Gửi ra tiền tuyến,
Gửi về phương xa.
Em vui em hát,
Hạt vàng làng ta.
Em vui em hát,
Hạt vàng làng ta...
Lời bình của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi :
Khi làm bài thơ này, Trần Đăng Khoa đang học cấp một nhưng bằng sự hiểu biết đời sống nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, bàithơ được viết ra một cách sâu sắc và rung động, giầu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy ...
ở lứa tuổi ấy mà biết nghĩ như thế là sâu sắc lắm. Từ một thực tếcó tính khoa học là cây lúa hút chất dinh dưỡng ở bùn, đất ra hoa, trổ bông, kết hạt (như ai cũng biết) thì nhà thơ bằng sự tinh tế của tâm hồn còn nghe được, cảm được “vị phù sa”, “hương sen thơm”, trong hạt gạo. Và hơn thế nữa, còn có cả tình người, lòng người ấp ủ:
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay ...
Làm ra hạt gạo gian khó biết chừng nào. Ca dao cổ có câu thấm thía:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Đó là phát biểu trực tiếp, có tính chất luân lí, hơi nghiêng về lí trí. Còn trong bài thơ này, Trần ĐăngKhoa để thực tế đời sống tự nói lên :
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu...
Bão dập, nắng lửa, mưa dầm, thiên nhiên nhiệt đới khắc nghiệtđã đổ lên đầu người nông thôn bao nhiêu nhọc nhằn để làm ra hạt gạo, mà cụ thể nhất là bà mẹ của mình:
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.
Bốn câu thơ có sức chứa lớn nội dung, về hình thức biểu hiện. Nghĩ bằng cách nghĩ của trẻ con, tác giả mới so sánh cái nước do mặt trời hun nóng lên ở ruộng với nước nóng mà ta đun, nấu lên; nước nóng đến mức “chết cảcả cờ” thì phải là mắt trẻ con mớinhìn thấy được. Vì sao vậy? Cá cờ có nơi gọi là cá thia lia, thân, đuôinhiều màu sắc rực rỡ, các cậu bé ở nông thôn mà bắt được là đemvề nuôi ở chai, lọ thủy tinh như ởthành phố người ta nuôi cá vàng.
Nước nóng chết cả cá, nhưng chết mấy con cá cờ quả là tiếc đứt ruột. Phải có con mắt trẻ con,tâm lí trẻ con mới viết được hai câu thơ:
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ ...
“Cua ngoi lên bờ”: không sống ở nông thôn, không có thực tế ruộng đồng không có câu thơ đó. Nóng quá, cua ngoi lên bờ nhưng bất ngờ đến sửng sốt khi:
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Hai câu thơ, hai hình ảnh đối nghịch nhau gây một chấn động tình cảm mạnh trong lòng người đọc.
Có phải nói điều gì nhiều về những vất vả, nhọc nhằn của người mẹ để làm ra hạt gạo? Hai câu thơ đã nói quá nhiều. Một câu như đám mây mang điện tíchâm gặp câu kia mang điện tích dương tạo nên tiếng sét. Tiếng sét đó làm chấn động tình cảm trong lòng bạn đọc.
Kể ra bài thơ dừng lại ở đây đượcrồi, là đúng với lứa tuổi người viết. Nhưng trong thời điểm cả nước dồn sức chống Mĩ, trẻ con cũng già đi trước tuổi . Các em không được sống hồn nhiên cái tuổi bắt dế, nuôi chim của mình. Trần Đăng Khoa cũng vậy mà cònhơn thế nữa. Vì thông minh hơn người, em tiếp nhận không khí chính trị, không khí xã hội một cách nhạy bén:
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút lên mái nhà
Những năm khẩu súng
Theo người đi xa...
Trần Đăng Khoa vừa miêu tả hạt gạo nghìn đời, vừa nói lên hạt gạo những năm chống Mỹ: gian khổ và nghĩa tình. Tác giả biết chọn lọc những hình ảnh có sức rung động. Câu thơ như:
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông
vừa nói được hoàn cảnh, vừa nêuđược khí thế của đất nước thời ấy.
Nguồn: Vũ Nho - Trần Đăng Khoathần đồng thơ ca , Nxb VHTT,
-----------------------------------------------
Cảm ơn bạn đã đọc bài tại:wWw.GiaoVienYenBai.7Forum.Net
https://m.facebook.com/thienthanbebong199http://xemboi.uiwap.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà rongbay
Trả lời nhanh

Back to topMessage [Page 1 of 1]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    You cannot reply to topics in this forum

    • TOP RANK(Giao Vien Yen Bai) Thank to:© FMvi - Design by baivong