Diễn đàn sư phạm Yên Bái
Khách viếng thăm sẽ rất thiệt thòi đấy!!! Đăng nhập để chia sẻ... Ghi danh để yêu thương... ^^
Diễn đàn sư phạm Yên Bái
Khách viếng thăm sẽ rất thiệt thòi đấy!!! Đăng nhập để chia sẻ... Ghi danh để yêu thương... ^^
Change background image
Diễn đàn sư phạm Yên Bái

Kết nối cộng đồng sư phạm Online

wWw.GiaoVienYenBai.7Forum.Net - Kết Nối Cộng Đồng Sư Phạm Online

Go downMessage [Page 1 of 1]

© FMvi.vn

#1Rèn luyện kỹ năng sửdụng ngôn ngữ trong văn miêu tả cho HS tiểu học EmptyRèn luyện kỹ năng sửdụng ngôn ngữ trong văn miêu tả cho HS tiểu học 17/4/2012, 22:49
Đang xem:In total there is 0 user online :: 0 Registered, 0 Hidden and 0 Guests

rongbay
rongbay
rongbay

Tôi là thuyền trưởng của cuộc đời tôi

Chia sẻ bài viết: ----------------------------
Học sinh tiểu học bước đầu đã được làm quen với dạng văn miêu tả (tả đồ vật, tả con vật, tả cây cối, tả người...) nhưng thực tế các em vẫn còn lúng túng, chưa thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ thích hợp để viết bài. Cho nên, rèn luyện kỹ năng sử dụng ngônngữ trong văn miêu tả cho học sinh là vấn đề hết sức cần thiết đối với giáo viên nhằm giúp các em thành thạo sử dụng ngôn ngữ trong văn miêu tả, nâng cao chất lượng bài làm văn.
Theo " Từ điển Tiếng Việt cơ bản " (Nguyễn Như Ý- chủ biên), "Từ điển tiếng Việt " (Viện ngôn ngữ học), sách giáo khoa phổ thông... Nhìn chung, các định nghĩa đều có cái nhìn giống nhau về ngôn ngữ miêu tả: Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho ngườikhác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc, con người. Muốn miêu tả đựơc phải quan sát, tổ chức sắp xếp các chi tiết theo logíc, lựa chọn từ ngữ, cách đặt câu, dựng đoạn một cách có nghệ thuật... cốt để làm nổi bật cái thần, cái hồn của đối tượng miêu tả.
Trước hết, ngôn ngữ miêu tả là phải có t ính chính xác . Ngôn ngữmiêu tả chính xác là ngôn ngữ miêu tả sát đúng, cụ thể từng biểu hiện của sự vật, sự việc, con người (ngay cả ý nghĩ, tư tưởng...). Bởi văn học phản ánh cuộc sống một cách chân thực, do đó "văn muốn hay là phải đúng " (Lê Quý Đôn). Tả con mèo thì mắt phải tròn, tiếng kêu “meomeo”, ngủ “lim dim”, đi “nhẹ nhàng”… Tả người thì tùy vào đốitượng đó là ai mà sử dụng ngôn ngữ phù hợp, không thể tả mái tóc, nước da của em bé cũng giống như người lớn được…
Thứ hai, tính hàm súc. Hàm súc nghĩa là súc tích, ít lời mà nhiều ý" ý tại ngôn ngoại ". Đây là đặc điểm nổi bật đối với văn miêu tả bởi có thế thì đối tượng cần tả mới nổi bật, gợi cảm. Nhà văn Tô Hoài tả: " Nhưng hai bên sườn núi trong các lũng vẫn chỉ sừng sững một màu đá xám ngắt, không thấy đâu một chút vàng lúa chín" (Cứu đất cứu mường) mà đó lột tả được cảnh núi rừng miền Tây Bắc.
Thứ ba, tính hình tượng. Ngôn ngữ miêu tả giàu hình tượng là ngôn ngữ giàu hình ảnh, đường nét màu sắc, âm thanh, nhạc điệu... có khả năng gây ấn tượng mạnh, tác động sâu xa trong trí tưởng tượng và cảm nhận của người đọc. Tả con đêm trăng thì “sáng vằng vặc”, tả con suối thì màu “trắng xóa”, chảy “róc rách”…
Thứ tư, ngôn ngữ phải mang tínhtruyền cảm. Thông qua hệ thống tín hiệu ngôn ngữ, nhà văn phải bộc lộ những cung bậc tình cảm khác nhau, có thể là niềm vui hay nỗi buồn, yêu thương hay giận hờn... trước đối tượng mình tả. Tứ đó mà hướng dẫn nhận thức và thôi thúc hoạt động của con người. Hướng dẫn học sinh tả con vật thì phải sử dụng những từ ngữ yêu thương, quý mến như: nhớ, thương, yêu quý... hay tả mẹ thì dùng những từ như: biết ơn, yêu quý, thương yêu...
Tính cá thể hoá cũng là một yêu cầu cao đối với văn miêu tả. Mỗi học sinh do xu hướng, sở trường, thị hiếu, tập quán, tâm lý xã hội, cá tính mà hình thành giọng điệu riêng, cái vẻ riêng về cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạntrong bài văn. Có như vậy người đọc nhận ra một bài văn có phong cách, ở chỗ nó cho cảm giác “về một cái khép kín” (Mắc Gia Cốp). Đem lại cho cảnh rực rỡ,lộng lẫy sắc màu, hài hoà, dung dị, tự nhiên. Nó tạo nên giá trị biểu cảm, gợi hình, gợi nét và " gợi cho người đọc cảnh hiện ra ynhư thật" (Hà Minh Đức). Ví dụ nhà văn Tô Hoài tả: "Bây giờ, buổisáng mùa đông khô ráo. Từ mặt đất, mây mù dần cất cao như mộtmành sương cuộn lên, lần đầu tiên trông thấy đồng lúa chín, rồi nước suối Nậm Giơn óng ánh sáng, rồi các nóc nhà trong làng nhấp nhô, rồi thấy ngang lưng quả núi xanh ngắt ” .
Như vậy, rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong văn miêu tả cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề cần thiết trong dạy học môn văn. Bởi nếu không thì học sinh sử dụng ngônngữ tùy tiện, tùy hứng dẫn đến chất lượng bài văn kém và kéo theo các dạng văn khác các em cũng không thể làm tốt được, bởivăn miêu tả còn được vận dụng trong các dạng văn khác nữa nhưvăn kể chuyện, trần thuật, phát biểu cảm nghĩ, tưởng tượng…
Hà Thị Thu Hoài
-----------------------------------------------
Cảm ơn bạn đã đọc bài tại:wWw.GiaoVienYenBai.7Forum.Net
https://m.facebook.com/thienthanbebong199http://xemboi.uiwap.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà rongbay
Trả lời nhanh

Back to topMessage [Page 1 of 1]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    You cannot reply to topics in this forum

    • TOP RANK(Giao Vien Yen Bai) Thank to:© FMvi - Design by baivong