Diễn đàn sư phạm Yên Bái
Khách viếng thăm sẽ rất thiệt thòi đấy!!! Đăng nhập để chia sẻ... Ghi danh để yêu thương... ^^
Diễn đàn sư phạm Yên Bái
Khách viếng thăm sẽ rất thiệt thòi đấy!!! Đăng nhập để chia sẻ... Ghi danh để yêu thương... ^^
Change background image
Diễn đàn sư phạm Yên Bái

Kết nối cộng đồng sư phạm Online

wWw.GiaoVienYenBai.7Forum.Net - Kết Nối Cộng Đồng Sư Phạm Online

Go downMessage [Page 1 of 1]

© FMvi.vn

#1HẠT GẠO LÀNG TA & NHỮNG LỜI BÌNH (TIẾP THEO) EmptyHẠT GẠO LÀNG TA & NHỮNG LỜI BÌNH (TIẾP THEO) 28/3/2012, 08:14
Đang xem:In total there is 0 user online :: 0 Registered, 0 Hidden and 0 Guests

rongbay
rongbay
rongbay

Tôi là thuyền trưởng của cuộc đời tôi

Chia sẻ bài viết: ----------------------------
Bài thơ Hạt gạo làng ta được TrầnĐăng Khoa viết với lời đề tặng nhà thơ Xuân Diệu. Có lẽ các nhà thơ lớn hiện thời đang say sưa với thiên đường của cuộc sống mới mà quên cái đắng cay của công việc đồng áng nơi thôn dã. Văn hóa truyền thống với đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã giúp cho nhà thơ thần đồng có cảm nhận sâu sắc về hạt gạo, đặc sản của nền văn minh nông nghiệp cổ truyền.
Tứ thơ gợi mở ngay từ trong khổđầu của bài thơ: “ Hạt gạo làng ta/ Có vị phù sa/ Của sông Kinh Thầy/ Có hương sen thơm/ Tronghồ nước đầy/ Có lời mẹ hát/ Ngọtbùi đắng cay. ” Trong cái nhìn của Trần Đăng Khoa, một em bé lớn lên từ cuộc sống thôn dã, hạt gạo không chỉ là cái ăn hàng ngày, mà ở đây, cái vật thể ấy đã hóa thành một sinh thể của tinh thần: nó kết tinh mọi hương vị của thiên nhiên đất nước và âm vang trong lời hát dân gian: “ Càyđồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôithánh thót như mưa ruộng cày/ Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần ”.
Cái tứ ngọt bùi đắng cay chi phối tòan bộ mạch thơ, mở ra những hình ảnh, hình tượng thơ đầy xúc cảm. Có lẽ cái ngọt bùi chỉ là hương vị của một thứ vật thể, điều để Trần Đăng Khoa suy ngẫm nhiều hơn là cái đắng cay của tinh thần.
Trong hạt gạo có cái đắng cay của thiên nhiên thời tiết khắc nghiệt: “ Hạt gạo làng ta/ Có bão tháng bảy/ Có mưa tháng ba/ Giọt mồ hơi sa/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy ”... Đất nước này thiên nhiên thời tiết khắc nghiệt, hạt gạo phải làm ra trong cái dữ dội của bão giông, trong cái nắng sôi nước của ngày hè. Sự đối lập giữa hai hình ảnh: “ Cua ngoi lên bờ” và “Mẹ em xuống cấy ” vừa hiện thực vừa giàu suy tưởng, tạo ra vẻ đẹp tương phản giữa con người và vạn vật. Vạn vật đi tìm sự sống bằng bản năng chạy trốn thì con người lại dấn thân vì ý thức sinh tồn. Chỉ một hình ảnh ấy cũng đủ khái quát cả bốn nghìn năm vật lộn với thiên nhiên của con người Việt Nam.
Hạt gạo làng ta còn mang cái hương vị đắng cay của những năm tháng chiến tranh: “ Hạt gạolàng ta/ Những năm bom Mỹ/ Trút lên mái nhà/ Những năm câysúng/ Theo người đi xa/ Những năm băng đạn/ Vàng như lúa đồng/ Bát cơm mùa gặt/ Thơm hào giao thông ”... Mặc dù đoạn thơ mang âm hưởng phơi phới quen thuộc của hào khí một thời đánh Mỹ, nhưng trong cách nói của Trần Đăng Khoa vẫn có cái gì đó đắng cay thầm lặng bên trong. Cứ ngẫm nghĩ mà xem, để có “ Bát cơm mùa gặt/ Thơm hàogiao thông ”, ai đã đội bom đội đạn vừa cầm súng đánh giặc vừa tay cày tay cấy. Thời điểm ấy, những chàng trai khoẻ mạnh, những cô gái trẻ trung đã lên đường ra tiền tuyến, chỉ còn lại hậu phương những bà mẹ già, người vợ yếu lặn lội thân cò làm ra hạt gạo. Giữa sản xuất và đánhgiặc như là cả hai thứ nghĩa vụ tồn tại song hành trong một hìnhảnh đẹp: “ Những năm băng đạn/ Vàng như lúa đồng ”.
Hạt gạo làng ta cũng vì cái bối cảnh chiến tranh ấy mà mang luôn cả mồ hôi nước mắt của trẻ thơ: “ Hạt gạo làng ta/ Có công các bạn/ Sớm nào chống hạn/ Vục mẻ miệng gàu/ Trưa nào bắt sâu/ Lá cào rát mặt/ Chiều nào gánh phân/ Quang trành quết đất ”... Miêu tả hình ảnh tuổi nhỏ làm việc lớn, Trần Đăng Khoa tạo ra hàng loạt những đối lập rất tinh tế từ trong chiều sâu của tứ thơ: vừa bé bỏng hồn nhiên vừa lớn lao cao cả. Những hình ảnh: Vục mẻ miệng gàu, Lá cào rát mặt, Quang trành quết đất gợi hình độ chênh lệch giữa sức nặng của công việc và thân hình bé nhỏ của các em. Những công việc lẽ ra của người lớn thì trẻ thơ của chúng ta phải đứng ra gánh vác. Cái cay đắng bi thương của chiến tranh cũng nhờ thế được hóa giải bằng niềm vui của những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu này. Bài hát về hạt gạo từ đó cất lên bằng hào khí lên đường: “ Hạt gạo làng ta/ Gửi ra tiền tuyến/ Gửi người phương xa/ Em vui em hát/ Hạt vàng làng ta ”.
Hạt gạo trở thành một phần sinh thể của cả dân tộc trong công cuộc xây dựng và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Nguồn: Châu Minh Hùng – Lê Nhật Ký, Hệ thống thể loại văn học thiếu nhi , Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009.
-----------------------------------------------
Cảm ơn bạn đã đọc bài tại:wWw.GiaoVienYenBai.7Forum.Net
https://m.facebook.com/thienthanbebong199http://xemboi.uiwap.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà rongbay
Trả lời nhanh

#2HẠT GẠO LÀNG TA & NHỮNG LỜI BÌNH (TIẾP THEO) EmptyNHỮNG “HẠT VÀNG” TRONG BÀI THƠ HẠT GẠO LÀNG TA 28/3/2012, 08:16
Đang xem:In total there is 0 user online :: 0 Registered, 0 Hidden and 0 Guests

rongbay
rongbay
rongbay

Tôi là thuyền trưởng của cuộc đời tôi

Chia sẻ bài viết: ----------------------------
Bài thơ Hạt gạo làng ta của TrầnĐăng Khoa viết năm 1969 khi nhà thơ còn là một cậu bé 11 tuổi. Thế mà bài thơ lại có tầm suy nghĩ của người lớn: chín chắn, chững chạc làm sao!
Tứ thơ của bài thơ được phát triển bắt đầu từ ý khái quát: hạtgạo được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào của quê hương. Đó là hương đồng gió nội, là bài ca lao động, là lời ru của mẹ, là vị phù sa màu mỡ của đất đai quê nhà. Nhưng hạt gạo cũng còn được làm ra từ trong khó khăn của thiên tai, từ trong khói lửa của chiến tranh. Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá:
"Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay"
Các khổ 2 và 3 của bài thơ tập trung thể hiện những "đắng cay"mới có được hạt gạo dẻo thơm. Trong một bài ca dao ôngcha đã từng nhắc nhở: " Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo ngon một hạt đắng cay muôn phần ". Vị đắng cay mà Trần Đăng Khoa muốn nói đến là nỗi vất vả trong khắc phục thiên tai để sảnxuất của người nông dân. Những bão lụt, hạn hán dồn dập… Điệp từ "có" kết hợp với số từ "bảy", "ba", "sáu", nhà thơ đã thể hiện được sự tàn phá ghê gớm của thiên nhiên:
"Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy"
Bài thơ ca ngợi ý chí vượt khó của mẹ, của bà con nông dân trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Những năm 60, 70, giặc Mĩ leo thang bắn phá miền Bắc. Chúng hòng phá hoại những thành quảxây dựng ta, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Những trai làng phảilên đường đánh giặc:
" Những năm bom Mĩ
Trút lên mái nhà
Những năm khẩu súng
Theo người đi xa"
Ở quê nhà là các bà, các chị. Họ vừa phải sản xuất vừa phải chiến đấu để bảo vệ thành quả lao động của mình, bảo vệ quê hương bình yên với đồng lúa thẳng cánh cò bay. Ngày ấy, hình ảnh các cô gái súng quàng vai, lưng đeo băng đạn cả khi cày khi cấy trở thành một biểu tượng đẹp của con người Việt Nam. Đó là sự kết hợp đẹp giữa chiến đấu và sản xuất:
" Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông"
Những năm tháng gian khổ ấy, các em thiếu nhi cũng muốn đóng góp một phần nhỏbé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước:
" Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất"
Các em tham gia một cách tự giác, chăm chỉ. Sự chăm chỉ ấy được bài thơ thể qua các từ: sớm, trưa, chiều . Sự đối lập giữa sức vóc bé nhỏ với công việc người lớn mà các em tham gia được tác giả khắc họa một cách khá ngộ nghĩnh và xúc động.
Khổ cuối, tác giả nâng giá trị của hạt gạo thành: "Hạt vàng làng ta ". Hạt gạo quý như hạt vàng. Điệp khúc " Hạt gạo làng ta " ở mỗi khổ thơ thể hiện được sự trân trọng tự hào của nhà thơ đối với quê hương. Ta có thể nhận ra những"hạt vàng" lấp lánh trong bài thơ.
-----------------------------------------------
Cảm ơn bạn đã đọc bài tại:wWw.GiaoVienYenBai.7Forum.Net
https://m.facebook.com/thienthanbebong199http://xemboi.uiwap.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà rongbay
Trả lời nhanh

#3HẠT GẠO LÀNG TA & NHỮNG LỜI BÌNH (TIẾP THEO) EmptyRe: HẠT GẠO LÀNG TA & NHỮNG LỜI BÌNH (TIẾP THEO) 14/5/2012, 08:58
Đang xem:In total there is 0 user online :: 0 Registered, 0 Hidden and 0 Guests

rongbay
rongbay
rongbay

Tôi là thuyền trưởng của cuộc đời tôi

Chia sẻ bài viết: ----------------------------
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng baGiọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mĩ
Trút trên mái nhà
Những năm khẩu súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông...
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gầu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất.
Hạt gạo làng ta.
Gửi ra tiền tuyến,
Gửi về phương xa.
Em vui em hát,
Hạt vàng làng ta.
Em vui em hát,
Hạt vàng làng ta.
Khi làm bài thơ này, Trần Đăng Khoa đang học cấp 1 nhưng bằng sự hiểu biết đời sống nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, bài thơ được viết ra một cách sâu sắc, rung động, giàu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con.
" Hạt gạo làng ta.
Có vị phù sa,
Của sông Kinh Thầy.
Có hương sen thơm,
Trong hồ nước đầy…"
Ở lứa tuổi ấy mà biết nghĩ như thế là sâu sắc lắm. Từ một thực tế có tính khoa học là cây lúa hútchất dinh dưỡng dưới bùn, đất ra hoa trổ bông, kết hạt ( như ai cũng biết) thì nhà thơ bằng sự tinh tế của tâm hồn còn nghe được, cảm nhận được " vị phù sa". " hương sen thơm" trong hạt gạo. Và hơn thế nữa có cả tình người, lòng người ấp ủ:
"Có lời mẹ hát,
Ngọt ngào hôm nay. "
Làm ra hạt gạo gian khổ biết chừng nào. Ca dao cổ có câu thấm thía:
" Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần."
Đó là cách phát biểu trực tiếp, cótính chất luân lí, hơi nghiêng về lí trí. Còn trong bài thơ này , TrầnĐăng khoa để thực tế nói lên:
" Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu"
Bão dập, nắng lửa, mưa dầm, thiên nhiên của đất nước Việt Nam đới khắc nghiệt này đã đổ vào đầu bà con nông dân bao nhiêu nhọc nhằn để làm ra hạt gạo , mà cụ thể nhất là bà mẹ của mình:
"Nước như ai nấu,
Chết cả cá cờ.
Cua ngoi lên bờ,
Mẹ em xuống cấy. "
Bốn câu thơ có sức chứa lớn về nội dung, về hình thức biểu hiện. Nghĩ bằng cách nghĩ của trẻ con, tác giả mới so sánh cái nước do mặt trời hun nóng lên ở ruộng với nước nóng mà ta đun nấu lên; nước nóng đến mức "chết cả cá cờ" thì phải là dưới con mắt và suy nghĩ của trẻcon mới nhìn thấy được. Vì sao vậy? Cá cờ là loài cá còn gọi là cá thia lia, thân đuôi nhiều màu sắcsặc sỡ, các cậu bé ở nông thôn mà bắt được là thường đem về nuôi ở chai, lọ thủy tinh như ở thành phố người ta nuôi cá vàng.
Nước óng chết cả cá, như chết mất con cá cờ thì quả là tiếc đứt ruột. Phải có con mắt trẻ con, tâm lí trẻ con mới viết được hai câu thơ:
"Nước như ai nấu,
Chết cả cá cờ. "
" Cua ngoi lên bờ" không sống ởnông thôn không có thực tế ruộng đồng thì không có câu thơ đó. Nóng quá, cua phải ngoi lên bờ, nhưng bất ngờ đến sửngsốt:
" Cua ngoi lên bờ,
Mẹ em xuống cấy…"
Hai câu thơ, hai hình ảnh đối nghịch nhau gây một chấn độngtình cảm mạnh trong lòng ngườiđọc. Có phải nói gì nhiều về những vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo? Hai câu thơ đó đã nói lên quá nhiều.
Kể ra bài thơ dừng ở đây là được rồi, là đúng với lứa tuổi của người viết. Nhưng trong thời điểm cả nước dồn sức đánhMĩ, trẻ con cũng già đi trước tuổi. Các em không được sống cái hồn nhiên cái tuổi bắt dế, nuôi chim của mình. Trần Đăng Khoa cũng vậy mà còn hơn thế nữa. Vì thông minh hơn người, em tiếp cận không khí chính trị, không khí xã hội một cách nhạy bén:
"Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn,
Vàng hơn lúa đồng.
Bát cơm mùa gặt,
Thơm hào giao thông…"
Băng đạn vàng như lúa đồng, cólẽ đó là ý thơ hay nhất trong cả bài và cũng là câu thơ hay nhất trong tất cả những bài thơ viết về người nông dân miền Bắc trong những năm đánh Mĩ. Câu thơ này hay về sự điển hình, hay về sự so sánh độc đáo, mới lạ và chính xác. Phải sống trong những năm tháng ấy mới có sự liên tưởng về bông lúa vàng trĩu hạt với những băng đạn vàng rực, cũng nặng trĩu trong tay người đánh giặc.
Trần Đăng Khoa vừa miêu tả hạt gạo nghìn đời, vừa nói đến hạt gạo những năm đánh Mĩ: gian khổ và nghĩa tình. Tác giả biết chọn lọc những hình ảnh có sức rung động. Câu thơ:'
"Bát cơm mùa gặt,
Thơm hào giao thông…."
Vừa nói lên được hoàn cảnh vừanêu được khí thế đất nước của ngày ấy
-----------------------------------------------
Cảm ơn bạn đã đọc bài tại:wWw.GiaoVienYenBai.7Forum.Net
https://m.facebook.com/thienthanbebong199http://xemboi.uiwap.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà rongbay
Trả lời nhanh

#4HẠT GẠO LÀNG TA & NHỮNG LỜI BÌNH (TIẾP THEO) EmptyRe: HẠT GẠO LÀNG TA & NHỮNG LỜI BÌNH (TIẾP THEO)
Đang xem:In total there is 0 user online :: 0 Registered, 0 Hidden and 0 Guests

Sponsored content

Chia sẻ bài viết: ----------------------------

-----------------------------------------------
Cảm ơn bạn đã đọc bài tại:wWw.GiaoVienYenBai.7Forum.Net

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Sponsored content
Trả lời nhanh

Back to topMessage [Page 1 of 1]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    You cannot reply to topics in this forum

    • TOP RANK(Giao Vien Yen Bai) Thank to:© FMvi - Design by baivong